Khí hậu New Zealand: Đặc điểm 4 mùa và những điều du học sinh cần biết

Du học New Zealand là một trong những điểm đến học tập lý tưởng cho các bạn mong muốn được học hỏi tại nước ngoài. Khi du học môi trường thay đổi khiến bản thân khó thích nghi với nhiều yếu tố, đặc biệt là khí hậu. Vậy khí hậu tại New Zealand ra sao? Đặc điểm 4 mùa như thế nào và du học sinh cần biết những gì? Hãy cùng AMOLI tìm hiểu qua bài viết này.

1. Giới thiệu về khí hậu New Zealand

Giới thiệu về khí hậu New Zealand

New Zealand là một đảo quốc xinh đẹp ở Châu Đại Dương, quốc gia này nổi tiếng là yên bình và có không khí trong lành. Khí hậu nơi đây thay đổi theo từng vùng nhưng nhìn chung New Zealand thuộc khí hậu hải dương ôn hòa và ôn đới.

New Zealand có lượng mưa khá cao và trải đều các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình một năm tại New Zealand khoảng từ 600-1000 mm và sẽ mưa nhiều hơn vào mùa đông ở phía bắc và mùa hè thường lại ít mưa hơn. Tại phía nam thì mưa sẽ nhiều hơn về mùa hè.

Nhờ sự gần gũi với đại lương và trung bình lượng mưa trong năm cao nên nơi đây có độ ẩm cao.

  • Các khu vực ven biển là nơi có độ ẩm cao nhất tại New Zealand, có thể lên tới 80% hoặc 90% và còn cao hơn khi trời mưa.
  • Còn các khu vực như đảo Bắc, đảo Nam hay phía đông nội địa độ ẩm thường dao động từ 60%-80%

Tại New Zealand nhiệt độ trung bình năm dao động từ 10 °C ở phía nam và khoảng 16 °C ở phía bắc.

Những yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu của New Zealand có thể nhắc tới:

  • Vị trí địa lý: nằm gần xích đạo khiến thời thời tiết ấm áp và ít lạnh hơn và nơi đây còn chịu ảnh hưởng từ các dãy núi khiến khí hậu lạnh và mưa nhiều vào.
  • Vị trí gần biển khiến New Zealand có khí hậu ôn đới, nhờ vậy mà nhiệt độ thay đổi theo mùa và khá dễ chịu.
  • Dòng hải lưu: các dòng hải lưu nóng từ phía bắc và dòng lạnh từ phía nam khiến nhiệt độ nước biển và khí hậu có sự giao động tạo ra sự mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Gió: New Zealand thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió tây nam và gió đông bắc mang không khí lạnh, ẩm ướt làm nhiệt độ ở các vùng ven biển giảm.
  • Sự chuyển động của áp suất cao và thấp và khí áp lạnh và nóng mang đến mưa hoặc nắng kéo dài.

2. Các mùa trong năm tại New Zealand

Tương tự như Việt Nam, New Zealand cũng có bốn mùa là Xuân-Hạ-Thu-Đông với phong cảnh hữu tình và khí hậu ôn hòa, dễ chịu.

2.1. Mùa xuân (Tháng 9-Tháng 11)

Mùa xuân tại New Zealand

Mùa xuân tại New Zealand bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11. Trong khoảng thời gian này thời tiết nơi đây thường sẽ ấm hơn, nhiệt độ trong mùa xuân thường sẽ giao động trong khoảng 15-20°C. Nhiệt độ ban ngày trung bình là 16-19°C và sẽ giảm khi vào ban đêm.

Vào khoảng tháng 9 và tháng 10 tại New Zealand thường xuất hiện các cơn mưa rào và mưa ngắn. Thậm chí còn có thể trái nghiệm khí hậu của cả bốn mùa ngay trong một ngày thuộc mùa xuân khi mà nắng mưa và nhiệt độ thay đổi một cách nhanh chóng.

Đây cũng là mùa đẹp nhất khi các thảm thực vật sinh sôi nảy nở, khắp nơi ngập tràn hoa anh đào, hoa tulip,… Không gian cũng trở nên xanh tươi hơn. Mùa xuân cũng là lúc thích hợp nhất với các hoạt động ngoài trời hay đi du lịch.

2.2. Mùa hè (Tháng 12-Tháng 2)

Mùa hè tại New Zealand

Mùa hè tại New Zealand bắt đầu từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Nhiệt độ ban ngày vào mùa hè trung bình khoảng từ 20-25°C.

Do nằm trong khu vực Nam bán cầu nên New Zealand mang đặc điểm của quốc gia thuộc khu vực này với sự nắng ấm vào mùa hè, có nhiệt độ cao, ban ngày thường dài và buổi tối thì ngắn.

Mùa hè tại New Zealand thường có thời tiết khô ráo và ít mưa. Khi mưa thì cũng chỉ là những cơn mưa ngắn hoặc dông.

Là một quốc đảo nên mùa hè tại đất nước này có hoạt động du lịch biển vô cùng đặc sắc, các hoạt động thể thao như lướt sóng, bơi lội hay tắm nắng,… là vô cùng phổ biến.

2.3. Mùa thu (Tháng 3-Tháng 5)

Mùa thu tại New Zealand

Mùa thu tại New Zealand thường bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5. Đây là khoảng thời điểm giao giữa mùa hè và mùa đông nên thời tiết có vẻ dễ chịu hơn. Nhiệt độ mùa thu tại New Zealand thường khoảng từ 10-20°C.

Trong khoảng thời gian mùa thu thì nơi đây sẽ bắt đầu có nhiều cơn mưa hơn nhưng không nhiều như mùa đông. Thường sẽ chỉ xuất hiện những cơn mưa rào ngắn, tuy nhiên lại có thể mưa liên tục trong vài ngày liền.

Vào mùa thu cảnh sắc rất hữu tình, lá bắt đầu chuyển sang màu đỏ và thời tiết khá dễ chịu rất thích hợp với các hoạt động như đi bộ, ngắm cảnh hay leo núi.

2.4. Mùa đông (Tháng 6-Tháng 8)

Mùa đông tại New Zealand

Mùa đông tại New Zealand diễn ra trong các tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Khi này nhiệt độ sẽ ở mức lạnh giá nhất so với các mùa khác trong năm, đêm thường dài và ngày thì ngắn hơn.

Vào mùa này nhiệt độ sẽ chỉ khoảng 2-15°C vào ban ngày và có thể xuống 0°C khi đêm xuống. Khí hậu mùa đông tại New Zealand thường sẽ lạnh và ẩm ướt, nhưng do nằm ở vùng khí hậu ôn đới nên mùa đông tại đây không quá khắc nghiệt như các quốc gia khác.

Đây là mùa có mưa nhiều nhất trong năm tại New Zealand, mưa có thể diễn ra trong nhiều ngày và lượng mưa lớn. Bên cạnh mưa thì mùa đông nơi đây còn có tuyết rơi hoặc băng giá làm cho đường đi trở nên khó khăn và trơn trượt hơn.

Dù thời tiết lạnh giá và không dễ chịu như các mùa khác nhưng mùa đông vẫn thu hút nhiều du khách tới thăm. Khi này các hoạt động như trượt tuyết hay tham quan các dãy núi phủ đầy tuyết trắng.

3. Bí kíp để du học sinh vượt qua mùa đông ở New Zealand

Mùa đông tại New Zealand khá lạnh, có thể đi xuống âm 5 độ và có sự khác nhau giữa các vùng. Việc giữ ấm là vô cùng quan trọng, những du học sinh mới tới cần hải có những bí kíp để thích nghi với sự giá lạnh tại nơi đây.

3.1. Sưởi ấm phòng

Với khí hậu mùa đông giá lạnh ở New Zealand, việc giữ ấm chỗ ở là vô cùng quan trọng khi dù ở trong nhà nhưng cũng không hề ấm áp hơn so với ngoài trời. Để tránh cảm lạnh, du học sinh cần chuẩn bị lò sưởi, quạt sưởi, điều hòa có tính năng sưởi ấm, đèn sưởi hoặc lắp hệ thống sưởi cho căn nhà bạn ở là điều cần thiết để giữ ấm.

Thay vì chọn lắp hệ thống sưởi, quạt sưởi hay đèn sưởi,…bạn có thể chọn sử dụng lò sưởi vì nó có chi phí khá rẻ, không tốn nhiều tiền để mua. Có thể chọn loại máy sưởi điện vì loại  này rất tiện lợi và dễ thao tác cũng như sử dụng.

Bên cạnh một chiếc lò sưởi ấm áp, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm một chiếc máy hút ẩm sẽ là tốt nhất. Bởi lẽ, dù trong mùa đông nhưng tại New Zealand vẫn có độ ẩm khá cao nên nếu không sử dụng máy hút ẩm bạn sẽ gặp một chút khó khăn để làm nóng khi không khí ẩm ướt như vậy.

3.2. Sử dụng quần áo ấm

Sử dụng quần áo ấm

Bên cạnh sưởi ấm căn phòng của bản thân bạn cần đầu tư vào quần áo dày dặn để giữ ấm cơ thể. Đây là điều quan trọng vì khi ra ngoài trời thì thời tiết sẽ giá buốt hơn rất nhiều.

Các bạn du học sinh nên mang theo hoặc đầu tư một số quần áo mùa đông dày dặn để giữ cho cơ thể ấm áp khi ra ngoài đi học hoặc mua đồ.

Một lưu ý là bạn nên cân nhắc không nên sử dụng các quần áo bằng chất liệu bông. Bởi không như các loại quần áo làm từ lông cừu hay bằng len, trang phục làm từ bông không đem sự ấm áp nào.

Vì nơi đây mùa đông nhưng lại có độ ẩm cao ra ngoài trời quần áo có thể sẽ bị ẩm hoặc bị ướt. Khi bạn đổ mồ hôi còn sẽ làm cho bạn dễ cảm lạnh hơn khi sử dụng quần áo làm từ bông.

Sử dụng áo khoác giữ nhiệt mặc bên trong để giữ ấm bên trong và các loại áo khoác từ lông vũ hoặc áo phao giúp giữ nhiệt tốt trong điều kiện lạnh giá. Ngoài cơ thể thì cũng cần chú ý giữ ấm tay và chân.Cần chuẩn bị các loại tất dày dặn và giày giữ ấm, giày chống nước, boot chống trơn trượt.

Đặc biệt miếng dán giữ nhiệt luôn được coi là “vũ khí tối thượng” rất tiện dụng cho những ngày trời đông giá rét. Có thể dán những miếng dán giữ nhiệt ở mặt bên trong của trang phục để bảo vệ cơ thể khỏi sự lạnh giá của thời tiết bên ngoài.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm găng tay để giữ đôi tay luôn được ấm áp. Sử dụng thêm khăn quàng cổ và mũ đội dày dặn để giữ ấm cho cổ và đầu là điều bắt buộc khi hoạt động ngoài trời.

3.3. Ăn uống đầy đủ

Ăn uống đầy đủ 

Ngoài việc giữ ấm cơ thể các bạn du học sinh cần phải chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, dùng những món ăn ấm và giàu năng lượng như súp, cháo hoặc các món hầm. Nên uống những đồ uống ấm như cacao hay nước ấm để duy trì nhiệt độ ổn định trong mùa đông lạnh giá.

Khi đến một đất nước xa lạ để học tập việc tăng hay giảm nhiệt độ của khí hậu sẽ dễ làm bạn ngã bệnh, bị cúm, cảm lạnh hoặc thậm chí sốt. Vì vậy, phải chú ý chế độ ăn uống, sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng để giữ sức khỏe luôn ổn định và có năng lượng để học tập.

4. Sự khác biệt khí hậu giữa các vùng ở New Zealand

Khí hậu tại New Zealand có sự phân hóa khác biệt giữa các vùng khác nhau do sự ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và địa lý.

4.1. Khí hậu New Zealand Đảo Bắc

Khí hậu New Zealand Đảo Bắc

Đảo Bắc nằm ở phía bắc của New Zealand, giáp với Đảo Nam và có diện tích khoảng 113.729 km². Nơi đây tập trung nhiều trung tâm giải trí, du lịch và có hơn nửa dân số tại New Zealand đang sinh sống tại đảo Bắc.

Do nằm gần với đường xích đạo nên khí hậu tại đảo Bắc thường ôn hòa. Không khí mát mẻ vào mùa hè và ngược lại mùa đông thì lại ấm áp, nhiệt độ tại nơi đây dao động khoảng 8-15°C.Vào mùa hè thì nhiệt độ có thể lên tới 25°C.

Thời tiết nơi đây khô ráo, ít mưa trung bình chỉ khoảng 1.000-1.400 mm/năm, ngày dài và nắng nhiều, thích hợp cho các hoạt động ngoài trời. Mùa đông tại đây thường sẽ mưa nhiều hơn mùa hè.

4.2. Đảo Nam

Đảo Nam là hòn đảo lớn nhất tại New Zealand tuy nhiên dân số nơi hòn đảo này lại có phần ít hơn so với đảo Bắc

Do có vị trí nằm gần với Nam Cực, hòn đảo này chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ gió lạnh và dòng khí từ Nam Cực thổi tới làm nhiệt độ giảm xuống và khí hậu lạnh hơn.

Nơi đây còn có khí hậu ẩm ướt và lượng mưa lớn, lượng mưa dao động trong khoảng 2.000-3.000 mm/năm và thường mưa chủ yếu vào mùa đông.

Mùa đông tại đảo Nam có khí hậu khô và lạnh hơn các vùng khác. Nhiệt độ tại đây vào mùa đông có thể xuống tới 0°C.

Đảo Nam 

4.3. Vùng núi và bờ biển: Sự thay đổi khí hậu theo độ cao và vị trí địa lý

Tại vùng núi ở New Zealand, nhiệt độ sẽ thường giảm dần khi lên cao, các dãy núi thường sẽ bị tuyết bao phủ quanh năm và sẽ càng lạnh giá ở các dãy núi cao cách 1.000 m so với mực nước biển.

Khu vực  này nhiệt độ có thể xuống tới -5°C vào mùa đông, tại các khu vực núi thấp thì chỉ có tuyết rơi vào ban đêm và trên các vùng núi cao thì có thể xuất hiện gió tuyết.

Các vùng núi của đảo Nam có lượng mưa lớn từ khoảng 3.000-5.000 mm/năm do dãy núi Southern Alps kéo dài từ bắc xuống nam, ảnh hưởng của gió Tây và các hệ thống khí quyển ẩm từ biển làm cho khu vực này có khí hậu ẩm ướt mà mưa nhiều.

Tại bờ biển đảo Nam có khí hậu lạnh và khô hơn nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 0°C. Đặc biệt ở khu vực bờ biển phía phía nam và tây là khu lạnh nhất.

Do vị trí địa lý và ảnh hưởng của dòng biển lạnh từ Nam Cực tạo ra khí hậu lạnh và khô ở các khu vực bờ biển của New Zealand. Với lượng mưa cao lên đến 3000 mm/năm tại khu vực bờ biển khiến cho khí hậu ẩm ướt quanh năm.

Qua bài viết trên mong rằng AMOLI đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về khí hậu tại New Zealand cũng như đặc điểm bốn mùa ở nơi đây. Hãy lưu ý những thông tin đặc biệt về khí hậu nơi đây để có thể giữ gìn sức khỏe tốt nhất trong quá trình học tập tại vùng đất mới này.

Bình luận